Nhiều tấn kháng sinh đã được sử dụng trong việc kiểm soát chăn nuôi gia súc, gia cầm ở châu Âu, xu hướng này đã vô tình khuyến khích cho sự gia tăng các loại vi khuẩn kháng thuốc. Đan Mạch đã cho cả thế giới nhìn thấy nước này giúp nông dân từ bỏ việc dùng kháng sinh trong chăn nuôi và thực tế đã mang lại hiệu quả như thế nào.

Trước khi Michael Nielsen đi vào khu chăn nuôi heo của mình, ông phải thay toàn bộ quần áo, giày, tất bằng đồ bảo hộ áo liền quần màu trắng, đi ủng cao su và dùng chất khử khuẩn làm sạch hai tay. Trong trang trại Copengahen, ông Nielsen đang nuôi khoảng 650 con lợn nái và ông đang có kế hoạch sẽ gia tăng đàn lợn này thành 850 con. Với mỗi con lợn nái sinh khoảng 30 con lợn con mỗi năm, chẳng mấy chốc lão nông Đan Mạch này sẽ làm chủ đàn lợn hơn 25.000 con. Ông Michael Nielsen cho biết, hàng ngày những con lợn này đều được kiểm tra kỹ, bởi vì ông muốn phòng ngừa tối đa khả năng bùng phát bệnh ở vật nuôi.

Đọc tiếp »


VOV.VN Ark Farm như một bức tranh đa màu sắc hiện trên nền trời xanh và nắng vàng trải khắp cả vùng Fujisawa.

Tomoatsu Hashimoto, phụ trách các trại heo của Ark Farm

Có lẽ khó hình dung chàng trai trẻ hiện đại này lại là chủ trang trại nuôi heo. Thế hệ 8X của anh ít ai còn ở lại nông thôn mà phần đông lên thành phố làm việc. Vậy nên, ở các vùng thôn quê Nhật Bản phần đông là người già. Thị trấn nhỏ bé Fujisawa nơi Tomoatsu Hashimoto sinh sống, tuổi bình quân lao động là 60. Chính Tomoatsu Hashimoto cũng không nghĩ rằng bản thân lại gắn bó với trang trại của gia đình đến thế!

Nông nghiệp tạo ra sự sống

“Gia đình Hashimoto đã khai hoang vùng đất này và là mô hình kinh tế trang trại quy mô lớn đầu tiên ở Ichinoseki.Theo đó, chính quyền địa phương đã đầu tư khai hoang 400 hec-ta đất, kéo điện, nước, làm đường giao thông để kêu gọi những nhà đầu tư về làm trang trại, phát triển kinh tế vùng. Giờ đây cả vùngFujisawa đã phủ màu xanh của cây cỏ, hoa trái…Chính là nhờ người tiên phong, ông Hashimoto. Gia đình không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn có nhiều đóng góp từ thiện cho các hoạt động của địa phương” – ông Katsube Osamu, thị trưởng Ichinoseki đánh giá. 

Cách đây 41 năm, cha anh-ông Hashimoto đã biến vùng đất này từ một miền hoang sơ, sỏi đá thành trang trại tổng hợp. Người cha đã truyền lửa cho những cậu con trai về tình yêu với nông nghiệp, với đất đai. Thay vì quan niệm, suy nghĩ rằng làm nông nghiệp, chăn nuôi là bẩn thỉu, là chịu đựng mùi hôi thối, thì ông Hashimoto đã tạo được niềm hứng khởi cho các con khi nhìn thấy được thành quả của lao động, của nông nghiệp là tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người, mang đến niềm vui và sự sống.

Đọc tiếp »


Dân Việt – Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bạc Liêu đã triển khai mô hình nuôi giống vịt đẻ Triết Giang (Trung Quốc), quy mô 500 con tại hộ ông Nguyễn Văn Hạnh ở ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi.

Chủ hộ được hỗ trợ 100% giống, 30% thức ăn và thuốc thú y, vaccin với tổng giá trị là 15 triệu đồng. Đây là mô hình nuôi thử nghiệm giống vịt đẻ Triết Giang của Trung Quốc đầu tiên tại Bạc Liêu. Sau 118 ngày, vịt bắt đầu cho trứng, trọng lượng 1,3 – 1,4 kg/con… Sau khi trừ mọi chi phí, lãi từ 9 – 10 triệu đồng/tháng.


LÊ BỀN   -Thứ Tư, 15/05/2013, 10:11 (GMT+7)

Trong lúc dịch tai xanh tung hoành khắp nơi trên cả nước thì ngay tại Hà Nội, vacxin phòng bệnh tai xanh nhập lậu từ Trung Quốc (TQ), không nguồn gốc nhãn mác, không hướng dẫn sử dụng… được bán như rau ngoài chợ với giá chỉ bằng 1/5 so với các loại vacxin khác NK chính hãng.

Trong vai một chủ trang trại ở Hưng Yên đi mua vacxin tai xanh tiêm phòng cho lợn, chiều 13/5, PV NNVN lang thang dọc các đại lí kinh doanh thuốc thú y mọc san sát trên đường Trường Chinh, khu vực nằm ngay sau lưng Cục Thú y (Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội).

Tạt ngẫu nhiên vào một đại lí bán thuốc thú y có tên TL, nằm ngay sát ngõ 76 (đường Trường Chinh) hỏi mua vacxin tai xanh, hai vợ chồng chủ tiệm nhìn tôi một lượt từ đầu tới chân với vẻ dò xét, hỏi cụt ngủn: “Ở đâu thế? Tiêm bao nhiêu con? Đây chỉ có vacxin tai xanh của Trung Quốc thôi, 6.000đ một liều. Một lọ 20 liều, giá 120.000đ, tiêm cho 20 con. Ông tiêm 100 con thì mua 5 lọ, 600.000đ”.

Đọc tiếp »


SGTT.VN – Trong khi các trường hợp nhiễm H7N9 gia tăng và lan rộng hàng ngày ở Trung Quốc với tỷ lệ tử vong cao thì vụ dịch H5N1 ở chim yến Ninh Thuận khiến tình hình càng nóng bỏng. Nhưng thay vì áp dụng ngay các biện pháp ngăn ngừa sự lan tràn virút một cách hiệu quả, có những nhà khoa học, chuyên gia đưa ra nhận xét thiếu cơ sở khoa học, làm yên lòng người dân một cách giả tạo, dẫn đến việc thiếu cảnh giác về một dịch bệnh có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào.

Không cần lo lắng nếu chim yến chỉ sống giữa biển khơi. Còn giờ đây, chim yến đã được nuôi thành đàn trong khu dân cư. Ảnh: Paul B.

Để có thể hiểu rõ vấn đề này, có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng chim yến nhiễm H5N1 hiện nay, cần trả lời một số câu hỏi sau:

Đây có phải lần đầu phát hiện chim yến nhiễm virút?

Trong tiếng Anh, dịch bệnh này có tên “bird flu”, ngụ ý rằng virút cúm thường tìm thấy ở loài chim. Thuỷ cầm (vịt, ngỗng, ngan…) có lẽ là những ổ chứa virút di động mang tất cả các virút cúm A khác nhau – 16 kháng nguyên H và 9 kháng nguyên N đều được tìm thấy trên các loài này (các kháng nguyên dùng để định phân típ) và làm cho việc tiêu diệt virút cúm trên người thành không tưởng. Virút được đào thải qua chất tiết từ đường hô hấp hay phân, vì vậy người ta tìm thấy virút cúm ở các hồ nước nơi chim hay lui tới. Năm 2004, Malaysia báo động H5N1 khi vớt được nhiều chim yến chết ở đảo Layang Layang gần Trường Sa (AP, 26.9.2004). Tuy chim hoang dại, di trú chết còn do nhiều lý do khác, người ta vẫn phải cảnh giác với virút độc lực cao. Các loài chim đặc biệt là thuỷ cầm, chim di trú có khả năng mang và lan truyền virút cúm, hiện tượng chim yến nhiễm H5N1 cũng không phải mới lạ gì. Điều cần nhấn mạnh là nếu bị nhiễm H5N1 thì chim yến có khả năng lan truyền virút đến người tiếp xúc với chúng và qua cả các loài gia cầm như gà vịt nuôi.

Có cần quá lo lắng về chim yến nhiễm H5N1?

Chúng ta không cần phải lo lắng nếu chim yến sống tự nhiên ngoài các đảo giữa biển khơi như hàng thế kỷ nay. Chúng ta lo lắng vì hiện nay chim yến đã cư ngụ trong đất liền, trong thành phố, thậm chí nơi đông dân cư. Trong các vụ dịch cúm H5N1 những năm trước, việc nuôi gia cầm trong thành phố đã bị cấm triệt để vì sợ lây bệnh cho dân. Giờ đây chim yến, loài có khả năng mang và lan truyền các virút cúm, lại được phép cư ngụ với số lượng hàng chục ngàn con mà không có biện pháp theo dõi, phòng ngừa cho đến khi yến chết mới la hoảng là “chưa từng thấy”. Các cấp thẩm quyền cần xem xét có nên cho nuôi chim yến trong khu dân cư đông đúc.

Có nên tiêu diệt đàn yến nhiễm virút?

Hãy trở lại quá khứ. Năm 1996 xuất hiện H5N1 tại Quảng Đông làm chết vài con gia cầm nên không ai để ý; năm 1997 dịch cúm gà H5N1 bùng ra ở Hong Kong làm tử vong sáu người. Năm 2001, trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khảo sát chợ gia cầm sống ở Hà Nội rồi lưu trữ mẫu vào tủ đông; năm 2004 dịch cúm H5N1 xuất hiện CDC mới đem mẫu lưu trữ ra xét nghiệm: kết quả là nhiều mẫu đã dương tính với H5N1 từ năm 2001! Sự khinh suất của con người nhất là đối với virút, bao giờ cũng trả giá đắt.

Tiêu huỷ đàn gia súc hay gia cầm nhiễm bệnh là biện pháp duy nhất được cho là có hiệu quả ngăn chặn sự lan rộng virút cúm. Năm 1997, Hong Kong tiêu huỷ 1,3 triệu con gà khi có dịch H5N1 làm chết sáu người; năm 2004, Thái Lan tiêu huỷ 62 triệu con gà khi có dịch H5N1. Sau này, có điều chỉnh thu hẹp diện tiêu huỷ chỉ còn trong bán kính 300 – 1.000m. Nhiều nước vẫn phải áp dụng biện pháp tiêu huỷ khi gia cầm, gia súc mắc các bệnh dịch khác như lở mồm long móng, liên cầu lợn… Không ai khuyến cáo diệt hết chim yến, chỉ tiêu huỷ đàn yến cư ngụ trong khu vực dân cư và đã được xác định nhiễm H5N1! Trong vụ dịch H7N9 hiện nay ở Trung Quốc, các trường hợp bệnh đã giảm đi ngay sau khi các chợ gia cầm sống bị tiêu huỷ, mặc dù cho đến giờ này người ta vẫn chưa biết virút lây lan từ đâu và theo đường nào. Không biết vô tình hay cố ý, người ta đã làm lẫn lộn giữa việc tiêu huỷ đàn yến bị nhiễm H5N1 chết đến 20% với việc diệt hết chim yến. Tại sao lại lo sợ khi thực hiện các biện pháp ngăn ngừa đã được chứng minh là hiệu quả?

Với yến sào thì sao?

Trên chim hoang dã, thuỷ cầm và gia cầm thì chất tiết từ cổ họng và phân là hai thứ mang nhiều virút; thế thì yến sào là nước bọt chim yến tuy đắt hơn vàng, vẫn có nguy cơ mang virút. Do vậy, cách thu gom, sản xuất thế nào để bảo đảm sức khoẻ cho người tiêu dùng cần được chú ý tối đa.

GS.TS.BS TRẦN TỊNH HIỀN


Trụ sở Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế quốc gia Trung Quốc. (Ảnh: Xinhua)

Ngày 31/3, Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết gần đây đã có ba trường hợp bị nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 tại thành phố Thượng Hải và tỉnh An Huy nước này. Trong số đó, hai người đã thiệt mạng và người còn lại đang ở tình trạng nguy kịch.
Bệnh nhân đầu tiên là một cụ ông 87 tuổi ở Thượng Hải, phát bệnh từ ngày 19/2 và tử vong ngày 4/3. Cũng tại Thượng Hải là một bệnh nhân nam giới khác, 27 tuổi, phát bệnh từ ngày 27/2 và tử vong ngày 10/3.
Trường hợp còn lại là một phụ nữ 35 tuổi ở tỉnh An Huy, phát bệnh từ ngày 9/3 và điều kiện sức khỏe hiện tại là rất nghiêm trọng. Tất cả đều có triệu chứng ban đầu là sốt và ho, sau biến thành viêm phổi cấp và khó thở.
Ngày 30/3, nhóm chuyên gia của Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế quốc gia Trung Quốc đã xác nhận ba bệnh nhân này đã nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 ở người.
Ủy ban trên cho biết vẫn chưa rõ nguyên nhân ba trường hợp trên bị nhiễm loại virus cúm này và xác định không có tình trạng lây nhiễm lẫn nhau. Bên cạnh đó, việc theo dõi và kiểm tra 88 người có liên hệ gần gũi với các bệnh nhân trên cũng không phát hiện thêm trường hợp khác thường nào.
Trước đây, loại virus cúm gia cầm H7N9 không lây nhiễm sang con người và cũng khó có khả năng lây nhiễm rộng. Tuy nhiên, do mới chỉ phát hiện ba trường hợp lây nhiễm H7N9 ở người nên chưa có được nhiều nghiên cứu về loại virút này.
Hiện tại Trung Quốc cũng như trên thế giới không có vắcxin chống virus cúm gia cầm H7N9./.

(TTXVN)


(Dân Việt) – Trong khi giá bán các loại thực phẩm liên tục giảm thì giá nhiều loại thức ăn chăn nuôi (TĂCN), thuốc thú y… trên đà tăng phi mã và rục rịch tăng thêm trong tháng 4 tới.

Phải chăng, các doanh nghiệp TĂCN đang làm giá trên chính lưng của những người nông dân?

Lỗ nặng, dân khóc

Cũng như các tỉnh phía Bắc, tại thời điểm này, người chăn nuôi tại nhiều tỉnh miền Nam như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… đang điêu đứng vì giá cả xuống thấp. Ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, sau bao nhiêu cố gắng của hiệp hội, ngành nông nghiệp Đồng Nai cũng như người chăn nuôi trong tỉnh, giá lợn hơi hiện tại vẫn chưa vượt qua được mức giá thành sản xuất.

Dù phải liên tục bán sản phẩm dưới giá thành, nông dân vẫn phải chịu cảnh giá TĂCN tăng giá.

Đọc tiếp »


“Có 24/72 mẫu gia cầm dương tính với virus H5N1”. Đó là công bố của Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp sau khi lấy mẫu kiểm nghiệm ngẫu nhiên trên gia cầm bày bán tại một số chợ ở Tam Nông, Hồng Ngự, Cao Lãnh.

Kết quả trên khiến nhiều người không khỏi lo lắng việc H5N1 có thể bùng phát thành dịch bởi Đồng Tháp có đến 50km đường biên giới với Campuchia, đất nước vừa có 8 người tử vong vì H5N1.

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, tại chợ Tràm Chim, huyện Tam Nông, tình trạng gia cầm nhiễm virus H5N1 nghiêm trọng nhất với 18/24 mẫu, chiếm tỷ lệ 75%, cao nhất tỉnh Đồng Tháp. Đây là địa phương vùng sâu của tỉnh, số lượng gia cầm mua bán tại chợ hằng ngày chỉ vào khoảng 100 con, nhưng số lượng mẫu gia cầm nhiễm H5N1 quá cao.


Gia cầm bày bán tại chợ Tràm Chim, Tam Nông, nơi có tỷ lệ nhiễm virus H5N1 cao nhất tỉnh Đồng Tháp

Đọc tiếp »


Theo thông tin từ huyện Thanh Chương (Nghệ An), trong những ngày qua, tại địa bàn một số xã thuộc huyện này đã xuất hiện thêm 3 ổ dịch LMLM.

2 ổ dịch đầu tiên xuất hiện tại 2 xã Thanh Lương và Xuân Tường, sau đó lan sang xóm 10, xã Ngọc Sơn. Trong đó riêng xóm 4, xã Xuân Tường có 12 con gia súc bị bệnh. Tại xóm 10, xã Ngọc sơn, bệnh LMLM đã xuất hiện tại 2 hộ dân. Thế nhưng, qua điện thoại, ông Nguyễn Thế Độ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Nghệ An vẫn chưa nắm được thông tin.

Ông Biên, Trạm trưởng Trạm thú y huyện Thanh Chương, xác nhận việc đã bùng phát dịch LMLM tại các địa phương trên. Nhưng theo ông Biên, thì dịch cơ bản đã được Trạm thú y khống chế nên Trạm thấy không cần thiết phải báo lên lãnh đạo Chi cục nữa.

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/108292/xuat-hien-them-dich-lmlm.aspx


TP – Phòng CSGT Quảng Ninh cho biết, vừa bắt giữ hai xe ô tô khách chở 870kg thịt mèo đông lạnh và mèo sống không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và giấy kiểm dịch thú y.

Lực lượng chức năng phát hiện chiếc xe chở 2,4 tấn mèo nhập lậu từ Trung Quốc ngày 10/3. Ảnh: NLĐ

Lực lượng chức năng phát hiện chiếc xe chở 2,4 tấn mèo nhập lậu từ Trung Quốc ngày 10/3. Ảnh: NLĐ.

Vào hồi 22 giờ ngày 23/3, trên QL18A, đoạn qua thị trấn Tiên Yên, Tiên Yên (Quảng Ninh), Đội Tuần tra kiểm soát giao thông 1-4, Phòng CSGT Quảng Ninh kiểm tra và phát hiện xe ô tô khách 14P-5025 chở 240kg thịt mèo đông lạnh và xe 14P – 00688 chở 630kg mèo sống lưu thông hướng Móng Cái không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và giấy kiểm dịch thú y.

Trước đó, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh liên tiếp bắt các vụ vận chuyển mèo lậu có xuất xứ từ Trung Quốc. Lớn nhất là ngày 10/3, trên QL18 đoạn qua phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả, tổ công tác phương án 12 Công an tỉnh kiểm tra ôtô tải 34L-9739, phát hiện trên xe vận chuyển trái phép 2,4 tấn mèo có nguồn gốc từ Trung Quốc, không có giấy tờ hợp lệ.

Cùng ngày, Đội TTKS Giao thông trung tâm và dẫn đoàn Phòng CSGT đường bộ, đường sắt bắt giữ xe 16H-3902, chở 1,2 tấn mèo có nguồn gốc từ Trung Quốc…

Cẩm Ninh

http://www.tienphong.vn/phap-luat/619228/bat-giu-hang-tan-meo-nhap-lau-tu-trung-quoc-tpp.html


13/03/2013 14:50

(TNO) Sáng nay 13.3, ông Phạm Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện nay trên địa bàn P.Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, đã xuất hiện bệnh lở mồm long móng ở gia súc.

Tính đến ngày 11.3, tại phường Đậu Liêu đã có 46 con trâu bò của 12 hộ gia đình bị nhiễm bệnh. Trong số trâu bò bị bệnh có nhiều con không được tiêm vắc xin lở mồm long móng.

Trước đó, trâu bò của hộ ông Trần Văn Trung bỏ ăn, có triệu chứng bị chảy nước bọt, lở loét ở miệng và ở chân. Nhận được tin báo, cán bộ Trạm Thú y thị xã Hồng Lĩnh đã xuống địa bàn kiểm tra, phát hiện 27 con trâu bò đang bị bệnh.

Theo báo cáo của UBND thị xã Hồng Lĩnh, số trâu bò bị bệnh đều xảy ra tại các hộ chăn nuôi với số lượng lớn, chăn thả tự do trên núi, thời hạn hiệu lực miễn dịch của vắc xin tiêm phòng năm 2012 đã hết.

Trần Trung Hiếu

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130313/xuat-hien-benh-lo-mom-long-mong-o-ha-tinh.aspx


Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh vừa quyết định công bố dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn xã Liên Bão, huyện Tiên Du.
Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Du và Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh chỉ đạo, thực hiện các biện pháp khẩn cấp để phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc theo quy định nhằm khống chế và dập tắt dịch, không để dịch lây lan.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh theo quy định.
Trước đó, vào giữa tháng Hai, tại 2 hộ chăn nuôi của thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, cũng đã xuất hiện ổ dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc, làm chết và phải tiêu hủy 38 con lợn trọng lượng 3.000kg. Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật huyện Gia Bình đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch nhằm ngăn ngừa phát sinh ổ dịch mới trên địa bàn.
Hiện nay, dịch lở mồm long móng đã xuất hiện ở 7 hộ, 3 thôn của 3 xã trên địa bàn các huyện Gia Bình, Tiên Du, Quế Võ, làm chết gần 100 con lợn, lực lượng thú y của tỉnh đã tiêu hủy hơn 4.000kg thịt lợn mắc bệnh.
Để ngăn chặn triệt để dịch lở mồm long móng ở lợn, lực lượng thú y ở cơ sở đã khẩn trương tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng bao vây ổ dịch cho đàn lợn và trâu bò còn lại của các thôn, xã có dịch; vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường hàng ngày trong khu vực có dịch lở mồm long móng; ký cam kết với các hộ kinh doanh không bán, tiêu thụ, vận chuyển lợn bị bệnh…
Lực lượng thú y cũng giám sát chặt chẽ các ổ dịch cũ có nguy cơ lây nhiễm cao; rà soát đàn vật nuôi chuẩn bị tiêm phòng đại trà vụ Xuân Hè cho gia súc…/.

Thái Hùng (TTXVN)

http://www.vietnamplus.vn/Home/Bac-Ninh-cong-bo-dich-lo-mom-long-mong-o-lon/20133/187343.vnplus


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện khẩn cho biết, dịch cúm đã xuất hiện trở lại ở 5 địa phương, là: Kiên Giang, Hậu Giang, Tây Ninh, Khánh Hoà, Điện Biên và nguy cơ lây lan trong diện rộng nếu như các địa phương lơ là việc dập dịch, đặc biệt là những nơi có ổ dịch cũ.

Cúm gia cầm đã bùng phát ở nơi có ổ dịch cũ

Cúm gia cầm đã bùng phát ở nơi có ổ dịch cũ.

Đọc tiếp »


17:45:00 10/03/2013

Đó là chỉ đạo của Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh tới các trạm thú y quận, huyện, cũng như trong công tác phối hợp với chính quyền các địa phương trước nguy cơ dịch cúm gia cầm đang tái phát và lây lan tại một số nơi như Khánh Hòa, Kiên Giang, Điện Biên và gần đây nhất là Hậu Giang.

Đọc tiếp »


Những ngày qua, thông tin dịch cúm gia cầm xuất hiện đang khiến ngành chức năng các tỉnh ĐBSCL đứng ngồi không yên.

Trong khi chưa giải quyết xong nỗi lo thiếu hụt vắc-xin thì các địa phương đã phải đối mặt với nỗi lo mới: Vụ lúa đông xuân đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ. Đây là thời điểm thuận lợi cho nông dân thả vịt chạy đồng, kèm theo đó là nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trên diện rộng…

Khổ vì thiếu vắc-xin

Đọc tiếp »


14:45:00 09/03/2013

Bộ NN&PTNT vừa có Công điện yêu cầu tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm tại các tỉnh biên giới giáp với Campuchia; đồng thời nghiêm cấm các hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới với Campuchia; nghiêm cấm di chuyển đàn gia cầm có nguồn gốc từ Campuchia sang lãnh thổ Việt Nam để nuôi, chăn thả và ngược lại…

Theo Bộ NN&PTNT, từ đầu năm 2013 tại Campuchia đã xuất hiện 9 ca nhiễm cúm A/H5N1 trên người, trong đó có 8 trường hợp đã tử vong. Các ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại một số tỉnh của Campuchia, trong đó có 2 tỉnh giáp với Việt Nam. Do vậy, nguy cơ dịch cúm gia cầm lây lan cho đàn gia cầm và lây sang người ở Việt Nam là rất cao.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại và đang có nguy cơ lây lan ra diện rộng. Tính đến thời điểm này, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 5 tỉnh: Điện Biên, Kiên Giang, Khánh Hòa, Hậu Giang và Tây Ninh với số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy hơn 14.000 con.

http://cand.com.vn


Dịch cúm gia cầm đang tái phát trở lại tại Hậu Giang và Kiên Giang. Điều đáng lo ngại, hiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang thu hoạch rộ lúa đông xuân, là điều kiện tốt cho vịt chạy đồng mà các địa phương rất khó kiểm soát. Đây cũng là thời cơ cho virus cúm H5N1 có điều kiện phát tán, dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh trên diện rộng.

Tại Hậu Giang, cúm gia cầm tái phát trên đàn gà của gia đình ông Võ Văn Buôl (ấp Mỹ Thạnh, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp). 600/1070 con gà bị mắc cúm chết. Còn tại Kiên Giang, dịch cúm gia cầm vừa tái phát trên đàn gà 1.529 con của một hộ chăn nuôi tại ấp SưNam (thị trấn trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất). Đến nay, ngành chức năng Hậu Giang và Kiên Giang đã tiêu hủy toàn bộ các đàn gia cầm mắc bệnh. Đồng thời tiêu độc khử trùng, vệ sinh toàn bộ khu vực xung quanh.

Đọc tiếp »


(VOV) – Theo đó, 5 tỉnh, thành phố tái phát dịch cúm gia cầm gồm: Điện Biên, Kiên Giang, Khánh Hòa, Hậu Giang và Tây Ninh.

Dịch cúm gia cầm đã bắt đầu quay trở lại tại một số địa phương, với số gia cầm mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy hơn 14.000 con. Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều nay (5/3) tại Hà Nội.

Cán bộ Thú y tiêm vacxin cho đàn gà phòng chống dịch cúm gia cầm (Ảnh minh họa)

Đọc tiếp »


Đến thời điểm hiện tại, ĐBSCL có 3 địa phương xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, đó là Long An, Bạc Liêu và Kiên Giang.

Tại Long An, dịch heo tai xanh đã tái phát ở 6 xã của 2 huyện Tân Trụ và Châu Thành An với hơn 200 con bị mắc bệnh. Bằng nhiều giải pháp tích cực dập dịch, hiện nay dịch heo tai xanh tại tỉnh này tạm thời đã được khống chế.

Tại Bạc Liêu, trước tình hình dịch heo tai xanh bùng phát ở xã Vĩnh Mỹ B (huyện Hòa Bình) và Phong Thạnh Đông A (huyện Giá Rai), Chi cục Thú y tỉnh đã cấp phát 30.000 liều vaccine phòng chống dịch heo tai xanh cho các địa phương. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương có dịch heo tai xanh tăng cường công tác tiêu độc, khử trùng, tiêm phòng vaccine bao vây dập dịch.

Đọc tiếp »


02/03/2013 16:25

(TNO) Ngày 2.3, ông Lê Muộn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết, chậm nhất đến cuối tháng 3, ngành chức năng tỉnh Quảng Nam sẽ công bố hết dịch heo tai xanh.

Theo ông Muộn, hiện công tác dập dịch đang tiến triển tốt, thú y cơ sở đã tiến hành tiêm hàng ngàn liều vắc xin cho heo nuôi tại nhà dân và các trang trại.

“Công tác dập dịch đang được chúng tôi triển khai quyết liệt và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Dự kiến, đến ngày 25.3, toàn tỉnh Quảng Nam sẽ công bố hết dịch heo tai xanh”, ông Muộn nói.

Theo ngành chức năng, đến cuối tháng 3, tỉnh Quảng Nam sẽ gỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển, buôn bán heo (Trong ảnh: chợ Bình Trị (xã Bình Trị, H.Thăng Bình) thông báo nghiêm cấm giết mổ heo)
Ngành chức năng cho biết, cuối tháng 3, tỉnh Quảng Nam sẽ gỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển, buôn bán heo (Trong ảnh: Chợ Bình Trị, xã Bình Trị, H.Thăng Bình thông báo nghiêm cấm giết mổ heo)

Đọc tiếp »


Mấy tháng gần đây, số bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn (bệnh lợn tai xanh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương gia tăng đột biến. Bệnh diễn biến phức tạp, nhanh và rất dễ dẫn đến nguy kịch nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy vậy, bệnh liên cầu lợn có thể phòng ngừa được, không nên quá lo lắng.

Lợn khỏe mạnh cũng có thể mang mầm bệnh

Bệnh liên cầu lợn là một bệnh từ động vật lây sang người do vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis) gây ra. Vi khuẩn liên cầu lợn có khắp nơi trong tự nhiên, ổ chứa là lợn nhà (lợn đã thuần chủng), người ta cũng đã thấy cả lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim cũng mang vi khuẩn liên cầu lợn. Những loài động vật này mang mầm bệnh nhưng chúng không gây bệnh, nếu có chỉ gây bệnh nhẹ, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng trở nên gây bệnh nguy hiểm. Trên lợn, vi khuẩn có thể tồn tại ở đường hô hấp nhất là hô hấp trên (mũi, họng), tiêu hóa, đường sinh dục hoặc ở hạch hạnh nhân của lợn. Điều đáng chú ý là tuy lợn khỏe mạnh nhưng mang vi khuẩn liên cầu lợn chiếm tỷ lệ rất cao (có khoảng từ 60 – 100% lợn mang vi khuẩn liên cầu lợn không triệu chứng). Ngoài ra, trong phân, chất thải, chất độn chuồng, các loại thức ăn, nước uống trong chuồng lợn bị bệnh tai xanh là nguồn chứa vi khuẩn liên cầu lợn.

Cảnh báo bệnh liên cầu lợn tái xuất hiện 1

Tổn thương da trên bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn.

Đọc tiếp »


Thứ bảy 02/03/2013 08:20

ANTĐ – Các quan chức y tế Campuchia vừa xác nhận một người đàn ông 35 tuổi ở nước này tử vong vì cúm gia cầm H5N1, nâng con số người chết vì dịch cúm H5N1 ở Campuchia lên 8 người trong vòng 2 tháng đầu năm nay.

Bệnh nhân thứ 8 là Thoeun Doeu, ở tỉnh Kangpom Cham, đã tử vong 4 ngày điều trị tại bệnh viện Calmete, Phnôm Pênh. Các bác sĩ xác nhận, anh ta đã bị nhiễm virut chủng H5N1 sau khi ăn một con vịt đã chết. Trước tình hình bùng phát dịch cúm gia cầm, Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheng kêu gọi người dân trong cả nước phải cẩn trọng hơn. “Tôi yêu cầu mọi người dân không được ăn gia cầm mắc bệnh hay đã chết. Thịt gia cầm phải được kiểm dịch và nấu chín thì mới đảm bảo an toàn”-  ông Bunheng phát biểu trong một cuộc họp khẩn cấp của Bộ Y tế. Đồng thời, Bộ Y tế Cam puchia đang đẩy nhanh công tác giám sát dịch nhằm phát hiện và triệt tiêu ổ dịch sớm nhất.

Trần Biên


Thứ bảy 02/03/2013 07:59

(VTV News)- Tỉnh Khánh Hòa đã công bố dịch cúm gia cầm trên địa bàn thị xã Ninh Hòa, một trong những vùng chăn nuôi trọng điểm.

 Bùng phát dịch cúm gia cầm tại Khánh Hòa

(Ảnh: laodong.com.vn)

Khánh Hòa tuy không phải là lần đầu tiên xảy ra dịch cúm gia cầm, nhưng điều đáng lo ngại lúc này là những phức tạp trong biến chủng virus cúm gia cầm.

Đọc tiếp »


Thứ bảy 02/03/2013 07:34

(VTV News)- Theo đánh giá của Bộ Y tế Campuchia, nguyên nhân số người tử vong cao khi nhiễm phải virus cúm gia cầm H5N1 là do virus này đã đột biến gen có độc tính cao hơn trước.

H5N1 ở Campuchia độc tính cao hơn trước

Tiêu hủy gia cầm đúng cách để không lây mầm bệnh H5N1 (Ảnh:media.zenfs.com)

Ngoài nguyên nhân đột biến gen có độc tính cao hơn trước, còn do bệnh nhân đã để bệnh quá nặng khi đến bệnh viện.

Đọc tiếp »


Khánh Hòa: Dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa với số gia cầm mắc bệnh là 6.772 con gồm 60 gà và 6.712 con vịt. Chi cục Thú y tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với chính quyền thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định; UBND tỉnh đã có Quyết định công bố dịch tại thị xã Ninh Hòa.

Kiên Giang: Dịch cúm gia cầm đã xảy ra trên đàn gà 1.529 con của 01 hộ chăn nuôi, ấp Sư Nam, Thị trấn Hòn Đất. Tổng số con mắc bệnh là 1.255 con gà. Chi cục Thú y tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu huỷ toàn bộ đàn gia cầm và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Điện Biên: Dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 22 hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Thanh Xương, huyện Điện Biên làm 815 con gà và 15 con ngan mắc bệnh. Chi cục Thú y đã tiêu hủy toàn bộ số gia cầm mắc bệnh trên. UBND tỉnh đã có Quyết định Công bố dịch cúm gia cầm trên địa bàn xã Thanh Xương, huyện Điện Biện.

Nguồn: Cục Thú y 28/2/2013


PNO – Dịch heo tai xanh tại Quảng Nam đang lan nhanh, hiện đã có 160 thôn thuộc 37 xã, thị trấn, với gần 5.000 con heo bị nhiễm bệnh, trong đó hơn 1200 con đã bị tiêu hủy.

    Cơ quan thú y đã tiêm hơn 65.000 liều vắc xin chống dịch, thiết lập đường dây nóng thông báo heo dịch, tổ chức đội kiểm tra liên ngành kiểm tra, chốt chặn tại các địa phương.

    Theo ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú y trung ương, từ 27/2, Cục Thú y sẽ cử chuyên gia, cán bộ kỹ thuật cao về hỗ trợ các địa phương phòng chống dịch; bằng mọi giá trong vòng 20 ngày nữa Quảng Nam phải dập được dịch và sớm gỡ bỏ lệnh cấm tiêu thụ, vận chuyển heo trong vùng dịch.

    TRUNG VIỆT


    Ông Huỳnh Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã ký quyết định công bố dịch cúm gia cầm trên địa bàn toàn xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu.

    Theo đó, tỉnh nghiêm cấm mọi hoạt động đưa vào hoặc mang ra khỏi vùng dịch gia cầm hoặc sản phẩm gia cầm chưa qua chế biến trong vòng 21 ngày kể từ khi xảy ra ổ dịch cuối cùng; đồng thời chỉ đạo UBND huyện Bến Cầu, các ngành chức năng phối hợp với Chi cục Thú y huy động lực lượng, thuốc sát trùng, vắc xin… tập trung phòng chống dịch trên địa bàn đã công bố và các xã lân cận bị uy hiếp. Tỉnh cũng quyết định thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời, phân công người trực 24/24 giờ tại các cửa ngõ ra vào, các điểm biên giới để phòng ngừa các trường hợp bán gia cầm chạy dịch hoặc đưa gia cầm từ bên kia biên giới vào.

    Đọc tiếp »


    Theo báo cáo của Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, tính đến nay dịch lợn tai xanh đã xuất hiện tại 3 tỉnh là Quảng Nam, Long An và Quảng Trị. Đáng lo ngại nhất tại Quảng Nam khi tình hình bệnh heo tai xanh đang lây lan nhanh thì cúm gia cầm cũng đang cùng lúc bùng phát mạnh.

    Phun thuốc khử độc tại xã Đại Tân,huyện Đại Lộc, Quảng Nam

    Nỗi lo sợ “cơn lốc tai xanh”

    Đọc tiếp »


    (LĐ) – Số 43 – Thứ năm 28/02/2013 06:45

    Ngày 27.2, đoàn công tác của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) sau khi kiểm tra tình hình chống dịch tai xanh trên lợn ở tỉnh Quảng Nam, đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh và ngành NNPTNT tỉnh. Nguyên nhân bùng phát dịch được tỉnh đưa ra, là do “bệnh thành tích”.

    Từ ngày 25.1 – 27.2, dịch tai xanh trên lợn đã xảy ra tại 37 xã của 7 huyện gồm Quế Sơn, Nông Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Điện Bàn và Tiên Phước. Tổng số lợn mắc bệnh hơn 4.400 con, trong đó bị chết và tiêu hủy bắt buộc hơn 1.130 con.
    Ông Lê Muộn – Phó GĐ Sở NNPTNT Quảng Nam – cho biết: “Nguyên nhân khiến dịch lây lan trên diện rộng là do phát hiện dịch trễ, để phát tán ra nhiều hộ rồi mới báo cáo, hơn nữa dịch xảy ra trong thời gian cận tết, nên các địa phương giấu dịch vì e ngại ảnh hưởng đến thành tích của địa phương, và để thú y cơ sở điều trị cho lợn bệnh, làm lây lan dịch bệnh. Điển hình cho “bệnh thành tích” này là các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình”.


    (VOV) -Hiện nay thời tiết diễn biến rất phức tạp, thuận lợi cho virus cúm A/H5N1 phát triển và bùng phát.

    Theo thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Kiên Giang, vừa qua, trên địa bàn huyện Hòn Đất phát hịên một ổ dịch cúm A/H5N1  trên đàn gà của trại chăn  nuôi huỵên.

    Tổng đàn gà 559 con gà nòi lai từ 1-3 tháng tuổi, trong đó có 16 con gà mắc bệnh. Toàn bộ đàn gà này chưa được tiêm phòng cúm A/H5N1.

    Sau khi gửi mẫu bệnh phẩm gửi đến cơ quan thú y vùng 7 xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus cúm A/H5N1, hôm qua Chi cục thú y tỉnh đã phối hợp với Trạm Thú y Hòn Đất, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm địa phương xuống kiểm tra và tiêu hủy toàn bộ đàn gà mắc bệnh.

    Trạm thú y huyện đã tiến hành tiêu độc sát trùng, phun xịt hóa chất ở khu vực xảy ra dịch bệnh đồng thời cấp hóa chất cho những hộ chăn nuôi lân cận phun xịt sát trùng chuồng trại. 

    Theo nhận định, hiện nay thời tiết diễn biến rất phức tạp, thụân lợi cho virus cúm A/H5N1 phát triển và bùng phát bất cứ lúc nào, nhất là đàn gà nuôi nhỏ lẻ trong dân không tiêm phòng.

    Chi cục thú y Kiên Giang chỉ đạo cho các trạm thú y tiếp tục giám sát và theo dõi tình hình dịch bệnh, triển khai tiêm phòng bổ sung vaccine cúm A/H5N1 cho đàn gia cầm chưa được tiêm phòng, đồng thời hướng dẫn bà con chăn nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn gia cầm./.

      Lam Hiếu/VOV-ĐBSCL


      (Chinhphu.vn) – Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua dự trữ 40 triệu liều vắc xin cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây khẩn cấp khi có dịch xảy ra. Thời gian thực hiện từ ngày 1/3 – 31/12/2013.

      Tiêm phòng chống dịch là việc làm quan trọng

      Đọc tiếp »


      Theo Cục Thú y TP.HCM, tính đến ngày 22.2, cả nước có 2 địa phương xảy ra dịch heo tai xanh. Tại Long An, dịch đã xảy ra ở 10 hộ chăn nuôi heo của 6 xã thuộc 2 huyện Châu Thành và Tân Trụ, làm 212 con heo mắc bệnh trên tổng đàn 321 con. Chi cục Thú y tỉnh này đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy 133 con heo và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

      Đọc tiếp »


      Theo báo cáo của Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính đến ngày 25/2, dịch lợn tai xanh đã xuất hiện tại 3 tỉnh là Quảng Nam và Long An và Quảng Trị. Trước đó, dịch ở Quảng Nam đã diễn ra tại nhiều huyện, xã với hơn 2.700 con lợn mắc bệnh. Đến nay tình hình phòng chống dịch tại đây đang dần ổn định nhưng chưa bền vững. Cục Thú y đang tiếp tục phối hợp với tỉnh tăng cường bao vây ổ dịch, không để dịch lây lan. Còn tại Long An và Quảng Trị, dịch xảy ra ở diện nhỏ, khi phát hiện dịch, địa phương đã tổ chức tiêu độc khử trùng và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch.

      Đọc tiếp »


      PNO – Tính đến ngày 25/2, toàn tỉnh Quảng Trị đã có 4 xã, thị trấn thuộc 4 huyện trong tỉnh có dịch heo tai xanh. Tổng số heo mắc bệnh lên đến 678 con, chết và tiêu huỷ 120 con, đã lành bệnh 81 con và đang điều trị 435 con tại 62 hộ chăn nuôi…

      Đọc tiếp »


      (Chinhphu.vn) – Tỉnh Hậu Giang vừa phát hiện ổ dịch cúm H5N1 tại trại chăn nuôi gà của ông Võ Văn Buôl, ở ấp Mỹ Thạnh, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp với quy mô 1.070 con gà.

      Tiếu hủy gà bị dịch – Ảnh minh họa

      Để ngăn ngừa dịch phát sinh,

      Đọc tiếp »


      (Dân Việt) – Tại trang trại chăn nuôi gà của ông Nguyễn Song Toàn ở xã Thạch Môn, TP. Hà Tĩnh xảy ra hiện tượng hơn 100 con gà chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân…

      Ngày 22.2, ông Trần Hùng – Chi cục phó Chi cục Thú y Hà Tĩnh cho biết: Chi cục nhận được tin báo tại trang trại chăn nuôi gà của ông Nguyễn Song Toàn ở xã Thạch Môn, TP. Hà Tĩnh xảy ra hiện tượng gà chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân.

      Cụ thể, trang trại ông Toàn nuôi 353 con gà sao siêu trứng Ấn Độ, sáng 20.2, gia đình phát hiện hơn 100 con chết trong chuồng. Những con còn sống có biểu hiện rụt cổ, tái mào, phân trắng và nước dãi chảy nhiều. Đến ngày 21.2 thì toàn bộ đàn gà trên chết hết, thiệt hại trên 110 triệu đồng.

      Chi cục Thú y Hà Tĩnh phối hợp với Trạm Thú y thành phố tiến hành tiêu hủy số gia cầm bị chết, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi cơ quan Thú y Vùng 3 (đóng tại Nghệ An) xét nghiệm làm rõ nguyên nhân.

      Hữu Anh


      (HNM) – Tại buổi họp sơ kết 1 tháng thực hiện Quyết định 2088 của Thủ tướng Chính phủ về “Phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gà thải loại nhập lậu” và 2 tháng triển khai phương án ngăn chặn gà nhập lậu tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận định: “Lượng gà thải loại nhập lậu đã giảm 90%, chợ Hà Vĩ, Hà Nội đã khống chế được 100% gà lậu”. Vậy trước khi có Quyết định 2088 thì việc buôn bán gà thải loại ra sao?

      Gà thải loại nhập lậu vào Việt Nam làm nóng dư luận trong cả năm 2012. Nóng bởi lẽ loại gà này người Trung Quốc không ăn, dân vùng biên không ăn vì trong thịt có lượng tồn dư kháng sinh rất cao; nghiêm trọng hơn, 58% trong số gà bị thu giữ dương tính với vi rút H5N1. Nóng bởi lẽ người tiêu dùng Hà Nội hoang mang không biết gà nào là thải loại, gà nào là gà nuôi trong nước khi tất cả đã được vặt lông. Nóng bởi lẽ nhiều hộ nuôi gà đành phải bỏ trang trại vì không thể cạnh tranh nổi với loại gà mà giá chỉ bằng 1/8 so với giá gà chăn nuôi trong nước. Và chuyện còn nóng hơn khi giữa năm 2012 người ta vận chuyển công khai.

      Đọc tiếp »


      (LĐO) Dịch tai xanh trên lợn đang tái bùng phát và lây lan dữ dội tại tỉnh Quảng Nam. Nguyên nhân chính là do tỉ lệ tiêm phòng bệnh cho đàn lợn quá thấp và thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ trong dân, nên mầm bệnh cũ tái phát.

      Tỉnh Quảng Nam đang thực hiện tất cả các biện pháp, kể cả nghiêm lệnh cấm giết mổ, buôn bán, vận chuyển lợn trên cả tỉnh để dập dịch.
      Lệnh “cấm vận” lợn

      Ông Lê Muộn- PGĐ Sở NNPTNT- chiều 22.2 cho biết, hiện dịch lợn tai xanh đã lây lan ra 6 huyện: Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Điện Bàn, Nông Sơn, với hơn 3.400 con lợn bị mắc dịch; trong đó đã chết và bị tiêu hủy hơn 560 con (gần 23 tấn). Chưa thể ước tính được thiệt hại của nông dân.
      Ngoài ra, trong quá trình triển khai tiêm phòng đã có 136 con lợn khác chết do phản ứng với vắcxin. Đến nay, tỉnh đã phân bổ cho các địa phương hơn 54 ngàn liều vắcxin phòng bệnh, 9 ngàn lít hóa chất các loại để tiêu độc khử trùng.

      Đọc tiếp »


      Những ngày gần đây, địa bàn tỉnh Quảng Trị và Điện Biên đang trở thành những điểm nóng về dịch lợn tai xanh và cúm gia cầm.

      Quảng Trị khoanh vùng bị dịch, cấm giết mổ, vận chuyển lợn ra ngoài vùng dịch – Ảnh: Tuổi trẻ

      Đến ngày 23/2, thôn Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, đã có 84 con lợn chết trong tổng số gần 200 con lợn bị mắc bệnh tai xanh.

      Đọc tiếp »


      (PL&XH) Ngày 23- 2 theo ghi nhận của PV, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát hiện 4 ổ dịch tai xanh ở lợn tại các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hướng Hóa, trong đó đã tiêu hủy trên 100 con lợn chết.

      Tính riêng thôn Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã có 84 con lợn chết trong tổng số gần 200 con lợn bị mắc bệnh tai xanh của xã. Ngày 23/2, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị tiến hành công bố quyết định dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn xã Triệu Đông (huyện Triệu Phong) để kịp thời thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

      Số lợn mắc bệnh nhiều nhất là gia đình chị Lê Thị Hảo, thôn Nại Cửu có 94 con heo mắc bệnh gồm: heo thịt, heo nái, heo con. Hiện tại, gia đình chị đã có 22 con heo bị mắc bệnh rồi chết, số còn lại đang được chữa trị nhưng khả năng khỏi bệnh là không cao.

      Ngành thú y Quảng Trị tiến hành biện pháp về tiêu độc môi trường, rải vôi….. Đọc tiếp »


      – Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Nam kết luận hai bệnh nhân tử vong trong và trước tết tại huyện Đại Lộc nghi là do nhiễm liên cầu lợn.

      Chiều 21/2, Trung tâm y tế Dự phòng Quảng Nam chính thức có báo cáo kết quả gửi cơ quan chức năng về 2 trường hợp tử vong tại huyện Đại Lộc trong dịp Tết vừa qua là do nghi nhiễm liên cầu lợn. Đọc tiếp »


      TT – Thống kê tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, tính từ đầu năm 2013 đến nay đã có 16 trường hợp nhập viện vì nhiễm liên cầu khuẩn lợn, trong đó có hai ca đã tử vong do nhiễm trùng huyết quá nặng.

      Chỉ tính riêng trong 10 ngày tết, bệnh viện này đã tiếp nhận chín bệnh nhân, hầu như những bệnh nhân này đều có liên quan trực tiếp đến việc giết mổ, ăn tiết canh hoặc các sản phẩm từ thịt heo chưa qua nấu chín. Đọc tiếp »


      (Dân Việt) – Đầu năm mới, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã xảy ra tại nhiều địa phương. Trong đó, dịch tai xanh trên lợn đang xảy ra tại Quảng Nam, tụ huyết trùng trên trâu, bò tại Thanh Hóa; lở mồm long móng tại Sơn La…

      Theo nhận định của ngành thú y, với điều kiện thời tiết như hiện nay, tình hình dịch bệnh sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp.

      Dịch lan rộng do… nghỉ tết

      Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Quảng Nam là địa phương xảy ra dịch tai xanh trên đàn lợn nặng nhất. Chỉ trong thời gian nghỉ tết, dịch đã bùng phát ở 14 xã thuộc các huyện Quế Sơn, Nông Sơn, Đại Lộc, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, với số lợn mắc bệnh trên 2.500 con. Dịch đang có nguy cơ lây lan ra toàn tỉnh Quảng Nam.

      Đọc tiếp »


      (Dân trí) – Cúm A/H5N1 từ Campuchia đã tràn qua biên giới đe dọa bùng phát tại các tỉnh thuộc khu vực phía Nam. Trước tình hình trên, thành phố đã yêu cầu các ban ngành tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

      Cúm gia cầm đe dọa nhưng hoạt động buôn bán lậu vẫn tràn lan

      Cúm gia cầm đe dọa nhưng hoạt động buôn bán “lậu” vẫn tràn lan

      Đọc tiếp »


      TƯỜNG VY

      TTO – Giới chức y tế Campuchia ngày 21-2 xác nhận một bé trai 2 tuổi ở nước này vừa tử vong do virút cúm gia cầm H5N1, ca tử vong thứ bảy tại nước này chỉ từ đầu năm đến nay.

      • Gia cầm được bày bán tại Campuchia – Ảnh: intellasia.net

      Tân Hoa xã dẫn nguồn tin bác sĩ Denis Laurent – phó giám đốc Bệnh viện nhi Kantha Bopha – cho biết bệnh nhi ngụ tại huyện Angkor Chey, tỉnh Southwestern Kampot, qua đời chỉ 18 giờ sau khi nhập viện dù các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa.

      Hiện chưa rõ cậu bé bị lây bệnh từ nguồn nào, nhưng mới tuần trước, một bé gái 3 tuổi ở cùng huyện cũng đã tử vong do cúm gia cầm.

      Campuchia đang chứng kiến đợt bùng phát tồi tệ nhất của virút cúm gia cầm kể từ khi virút này được phát hiện lần đầu vào tháng 1-2004. Tỉ lệ tử vong do cúm gia cầm ở nước này rất cao, khi có đến 26 trong tổng số 29 ca nhiễm bệnh bị tử vong.

      Từ đầu năm 2013 đến nay đã có 8 ca tử vong do cúm gia cầm được ghi nhận trên thế giới, trong đó có 7 ca ở Campuchia.


      QDND – Ngày 20-2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát (NN&PTNT) đã ký Công điện khẩn số 05/CĐ-BNN-TY  về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh lợn tai xanh ở lợn.
      Theo đó, sau hơn 2 tháng dịch tai xanh đã được kiểm soát khống chế trong cả nước, trong thời gian Tết Nguyên đán Quý Tỵ vừa qua, dịch tai xanh đã bùng phát ở 14 xã thuộc các huyện: Quế Sơn, Nông Sơn, Đại Lộc, Thăng Bình, Duy Xuyên với số lợn mắc bệnh hơn 2500. con, đang có nguy cơ lây lan rộng trong toàn tỉnh Quảng Nam và các địa phương khác. Nguyên nhân chính làm lây lan dịch là do tại nhiều địa phương, người chăn nuôi khi phát hiện lợn mắc bệnh không báo cho cán bộ thú y, thậm chí còn giết mổ tiêu thụ lợn và các sản phẩm lợn mắc bệnh.

      Một trong những biện pháp đưa ra là các địa phương phải tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, tiêu thụ lợn và các sản phẩm từ lợn theo quy định, nghiêm cấm việc bán chạy lợn bệnh và các sản phẩm lợn bệnh làm lây lan dịch. Rà soát chính sách khen thưởng cho cán bộ thú y làm tốt công tác phòng, chống dịch, người cung cấp thông tin về dịch bệnh, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ thú y và người chăn nuôi vi phạm công tác phòng, chống dịch.

      NGUYỄN KIỂM


      19/02/2013 | 10:59:00

      Ảnh minh họa.

      Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn thông báo công bố ngày 18/2 của Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi, Phát triển Nông thôn, nghề cá và Lương thực Mexico cho biết virus cúm gia cầm chủng H7N3 đã xuất hiện tại 12 trang trại thuộc bang Guanajuato ở miền Trung nước này, trong đó 10 trang trại gà đẻ trứng và hai trang trại gia cầm lấy trứng, tương đương với số lượng 1 triệu con gia cầm.
      Bộ trên đã chỉ thị cho chính quyền địa phương thiết lập 13 điểm kiểm soát tại bang Guanajuato, tiến hành sàng lọc số gia cầm nhiễm bệnh để đem tiêu hủy và thành lập các vành đai y tế an toàn nhằm ngăn chặn dịch lây lan sang các bang lân cận là Jalisco, Aguascalientes, Michoacan, và San Luis Potosí.
      Chuyên gia Bộ Y tế Mexico phối hợp với chuyên gia Tổ chức Y tế Liên Mỹ xác nhận chủng H7N3 không lây lan sang người, nhưng có thể gây bệnh rất nhanh và gây thiệt hại lớn cho đàn gia cầm Mexico, như trường hợp đã từng xảy ra trong dịch cúm năm 2012, khi hơn 22 triệu con gia cầm bị tiêu hủy đã đưa Mexico vào tình trạng khan hiếm trứng, và đẩy giá trứng tăng cao lên tới 30%, buộc nước này phải tiến hành nhập khẩu khẩn cấp từ thị trường Mỹ./.

      (TTXVN)


      (VnMedia) – Ngày 18/2, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) xác nhận sau một thời gian dài được khống chế trên địa bàn cả nước, dịch lợn tai xanh đã tái phát tại tỉnh Quảng Nam.

      Các ổ dịch được phát hiện trên đàn heo của người dân 13 xã thuộc các huyện: Quế Sơn, Nông Sơn và Đại Lộc, làm 1.867 con mắc bệnh. Cục Thú y cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm này tiếp tục tái phát và lây lan ra diện rộng là rất cao.
      Thống kê chưa đầy đủ, tại huyện Đại Lộc đã có hơn 150 con lợn bị nhiễm bệnh. Cơ quan thú y địa phương đã triển khai cấp 6000 liều vắc xin tiên phòng cùng hóa chất để dập dịch; các biện pháp nghiêm cấm giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ lợn bị bệnh trong vùng dịch đã được ban hành. Cũng tại huyện Duy Xuyên, đàn vịt của nhiều hộ dân xã Duy Thành cũng bị bệnh và chết chưa rõ nguyên nhân.

      Cùng ngày, theo tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Long An, cho biết trên địa bàn tỉnh vừa xuất hiện dịch lợn tai xanh tại 7 hộ ở các xã Hiệp Thạnh, Phú Ngãi Trị, Bình Quới (H.Châu Thành) và xã Lạc Tấn (H.Tân Trụ), với tổng cộng 238 con; trong đó chết 12 con và đã tiêu hủy 59 con. Các ổ dịch, nguồn bệnh xuất phát từ các hộ nuôi heo mua của thương lái từ Tiền Giang về.


      Dân Việt – Tại xã Đại Thắng và Đại Tân (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) trong những ngày Tết đã có 2 ca tử vong nghi do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Nạn nhân là chị N. (thôn Bình Tây) và anh Nguyễn Ng. (thôn Xuân Tây).

      Ngày 9.2 (tức 29 Tết), anh Nguyễn Ng. – chủ lò mổ lợn ở thôn Xuân Tây, xã Đại Tân sau khi mổ 2 con lợn ốm, lờ đờ (trong tổng số đàn heo 16 con anh mua lại từ lò mổ của chị N.) thì phát bệnh, với triệu chứng sốt cao, rét run, xuất huyết dưới da, ngực, tay và chân.

      Đọc tiếp »


              L. TRUNG – H. YÊN | 12/02/2013 10:49 (GMT + 7)

      TTO – Chiều 11-2, hàng trăm người dân thôn Xuân Tây, xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, Quảng Nam đã tụ tập tại gò đất thôn Xuân Tây để ngăn cản  chính quyền địa phương tiêu hủy những con heo dịch bệnh.

      • Hàng trăm người dân đã tập trung để ngăn cản việc tiêu hủy heo bệnh – Ảnh: H. Yên

      Ông Mai Nhơn, chủ tịch UBND xã Đại Tân xác nhận số heo bị tiêu hủy trên của ông Võ Thiện Sinh, trưởng ban thú y xã Đọc tiếp »